Hành trạng Giác Hải

Thuở thiếu thời, ông làm nghề đánh cá, thường lênh đênh trên sông biển.

Năm 25 tuổi, ông dứt bỏ thế nghiệp, xuống tóc đi tu. Lúc đầu, ông với Nguyễn Minh Không (có tài liệu ghi là Không Lộ) theo học đạo với nhà sư Hà Trạch ở chùa Diên Phước (sau sư trụ trì chùa này). Sau sư lại kế thừa dòng pháp Vô Ngôn Thông.

Thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128), thiền sư Giác Hải và Thông Huyền chân nhân có lần được vời vào hoàng cung ngồi hầu vua. Mỗi lần vua ra chơi Hải Thanh bao gliờ cũng vào chùa thăm ông trước.

Đến đời vua Lý Thần Tông (1128-1137), thiền sư Giác Hải được nhiều lần triệu vào cung, song ông đều viện cớ già yếu để từ chối.

Lúc sắp tịch, thiền sư gọi chúng đến dạy kệ rằng:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thìHoa điệp ưng tu cộng ứng kỳHoa điệp bản lai giai thị huyễnMạc tu hoa điệp hướng tâm trì.Dịch nghĩa:Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết.,Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng.Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảoChớ nên bận tâm về hoa với bướm.

Đêm ấy có ngôi sao lớn rơi xuống ngay góc đông nam nhà phương trượng. Thiền Sư ngồi nói chuyện đến sáng rồi ngồi ngay ngắn mà mất.[8]. Vua xuống chiếu cho lấy thuế ba mươi hộ để cúng hương hỏa, và cho hai người con trai [9] của thiền sư ra làm quan để tỏ lòng khen thưởng.

Nhân dân các nơi lấy ngày mùng 4 tháng giêng làm ngày húy nhật ngài.[7]